Du học sinh Việt bị trả lương dưới mức căn bản ở Úc

0
Không chỉ các du học sinh Việt mà các sinh viên quốc tế khác buộc phải đi làm thêm để chi trả chi phí khá cao khi sống tại Úc. Ảnh: Straitstimes

Theo kết quả điều tra của SBS gần đây đã phát hiện ra nhiều trường hợp du học sinh Úc bị trả lương $6/giờ và chịu nhiều ngược đãi khi làm việc.

95% tranh chấp liên quan đến bóc lột lao động

Cuộc điều tra đặc biệt của SBS đã tiết lộ số lượng du học sinh Việt và những di dân người Việt mới đến Úc là đối tượng bị bóc lột nhiều hơn cả, nhất là trong ngành phục vụ ăn uống.

Tổ chức Công bằng tại nơi làm việc Fair Work Ombudsman cũng cho biết trong năm tài chính 2015 – 2016, Fair Work Ombudsman hoàn thành 1894 hồ sơ tranh chấp cho các công nhân đang làm việc tại Úc với một loại visa nào đó. Trong đó có tới 95% các vụ tranh chấp liên quan đến vấn đề trả lương thấp trái phép. Còn lại là các tranh chấp về các ngành như:

  • Khách sạn phục vụ và cung ứng thức ăn chiếm 30%
  • Công việc hành chính chiếm 20%
  • Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản 8%
  • Bán lẻ và xây dựng

Vào tháng 10 năm 2016, chính phủ Úc vừa công bố thành lập The Migrant Workers Taskforce, một lực lượng đặc nhiệm mới nhằm bảo vệ lao động di dân trước sự bóc lột sức lao động của những chủ nhân vô lương tâm.

5 dấu hiệu nhận biết lao động bị bóc lột

Trong trường hợp bạn đang ở Úc, hoặc làm việc thông qua một loại visa nào đó thì 5 dấu hiệu mà Bộ Di trú và Bảo vệ Biên giới chia sẻ sau đây sẽ giúp bạn nhận diện được sự bóc lột trong lao động.

  1. Công ty có thể dễ dàng vượt qua đối thủ cạnh tranh
  2. Công nhân bị nhận lương dưới mức tối thiểu luật định hoặc nhận lương không thường xuyên
  3. Công nhân có vẻ như phải sống trong điều kiện tệ hại
  4. Công nhân tỏ ra sợ hãi hoặc lo lắng
  5. Chủ sở hữu hoặc giám đốc công ty có một lối sống xa hoa mà có vẻ không phù hợp với thu nhập của họ.

Bộ Di trú và Bảo vệ Biên giới cũng kêu gọi mọi người tố cáo cá nhân, doanh nghiệp cố tình gian dối, bóc lột sức lao động theo số điện thoại 1800 009 623 hoặc lập tức thông báo cho DIBP trên mạng tại Immigration and Citizenship Online Report.

Rosa Nguyen/Credit SBS